7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Màn hình HMI XP LS
Màn hình HMI XP LS
Màn hình HMI XP LS là giải pháp thông minh mà các chuyên gia khuyên dùng cho tự động hóa. Với màn hình cảm ứng hiện đại và tiện lợi mang đến năng suất cao trong suốt quá trình sử dụng.
Thông số:
Nguồn cấp: 24VDC Bộ nhớ: 10MB Màn hình: 15 inch Độ phân giải: 1024x768 pixel
Xem chi tiết
Màn hình HMI GT12 Series Mitsubishi
Màn hình HMI GT12 Series Mitsubishi
Màn hình HMI GT12 Series Mitsubishi là dòng màn hình HMI thế hệ mới, được cải tiến nhiều về hiệu năng, đồ họa cũng như nhiều tính năng độc đáo khác.
Thông số:
Nguồn cấp: 24VDC Màn hình: 8.4, 10.4 inch Độ phân giải: 640x480 pixel
Xem chi tiết
Màn hình HMI STO Schneider
Màn hình HMI STO Schneider
Với bộ vi xử lý CPU RISC, ARM9. Màn hình HMI STO Schneider cung cấp cho người dùng một hiệu năng mạnh mẽ, xử lý dữ liệu tốc độ cao, khả năng kết nối nhanh chóng và chính xác.
Thông số:
Nguồn cấp: 24VDC
Xem chi tiết
Màn hình HMI GT11 Series Mitsubishi
Màn hình HMI GT11 Series Mitsubishi
Hoạt động ở điện áp 24VDC, màn hình HMI GT11 Series Mitsubishi cung cấp hết hiệu suất làm việc cho người sử dụng và được ưu chuộng trong mọi công trình tự động hóa lớn nhỏ
Thông số:
Nguồn cấp: 24VDC Màn hình: 5.7 inch Độ phân giải: 320x240 pixel
Xem chi tiết
Màn hình HMI GTU Schneider
Màn hình HMI GTU Schneider
Màn hình HMI GTU Schneider hoạt động ở điện áp 12...24VDC, là thiết bị giao tiếp trung gian giữa con người và hệ thống máy móc.
Thông số:
Kích thước: 7 - 10inch Màn hình LCD Nguồn: 12...24VDC
Xem chi tiết
Màn hình HMI F900GOT Mitsubishi
Màn hình HMI F900GOT Mitsubishi
Màn hình HMI F900GOT Mitsubishi được ứng dụng vào những hệ thống tự động hóa hiện đại, được tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ cho việc giao tiếp một cách tối ưu nhất.
Thông số:
Nguồn cấp: 24VDC Độ phân giải: 29x30 pixel - 240x80 pixel
Xem chi tiết
Màn hình HMI GT14 Series Mitsubishi
Màn hình HMI GT14 Series Mitsubishi
Màn hình HMI GT14 Series Mitsubishi có chức năng giao tiếp trung gian giữa con người và máy móc, tối ưu hóa trong thao tác vận hành hay quan sát hệ thống.
Thông số:
Kích thước màn hình: 5.7" Độ phân giải: 320 x 240 pixel Nguồn cấp: 24VDC
Xem chi tiết
Màn hình HMI GT15 Series Mitsubishi
Màn hình HMI GT15 Series Mitsubishi
Màn hình HMI GT15 Series Mitsubishi tiện ích hơn các loại HMI khác với nguồn cấp 100-240VAC hoặc 24VDC, được bổ sung nhiều tính năng vượt trội.
Thông số:
Nguồn cấp: 100 - 240VAC Bộ nhớ: 5Mb, 9Mb Độ phân giải: 320 x 240 pixel - 1024 x 768 pixel Kích thước: 5.7" - 15"
Xem chi tiết
Màn hình HMI STU Schneider
Màn hình HMI STU Schneider
Màn hình HMI STU Schneider hoạt động với điện áp 24VDC, màn hình cảm ứng mang đến sự hiện đại và tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Thông số:
Nguồn cấp: 24VDC Màn hình: 3.4" Độ phân giải: 320x240 pixels
Xem chi tiết
Màn hình HMI XBTN Schneider
Màn hình HMI XBTN Schneider
Màn hình HMI XBTN Schneider được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực tự động hóa bởi những tính năng nổi trội và sự tiện lợi mà nó mang lại.
Thông số:
Độ phân giải: 122 x 32 Pixels Dung lượng: 512 KB Nguồn cấp: 5VDC - 24VDC từ PLC
Xem chi tiết
Màn hình HMI GTO Schneider
Màn hình HMI GTO Schneider
Màn hình HMI GTO Schneider hoạt động với điện áp 24VDC, hỗ trợ việc giám sát động cơ, hệ thống làm việc dễ dàng hơn.
Thông số:
Kích thước màn hình: 3.5 Độ phân giải: 800 x 480 pixel WVGA
Xem chi tiết
Màn hình HMI GT10 Series Mitsubishi
Màn hình HMI GT10 Series Mitsubishi
Màn hình HMI GT10 Series Mitsubishi ứng dụng trong mọi lĩnh vực trong công nghiệp, là thiết bị giao tiếp trung gian giữa con người và máy móc.
Thông số:
Kích thước màn hình: 5.7 Bộ vi xử lý: RISC 64 bit Màn hình hỗ trợ: 65.536 màu Cổng USB Bộ nhớ: 512KB - 1.5 MB
Xem chi tiết
Thông tin về Màn hình HMI

Màn hình HMI được xem là bộ phần quan trọng trong việc kết nối giữa con người mà máy móc cần được lập lệnh điều khiển. Vì vậy HMI là thiết bị cũng được nhiều hãng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong hệ thống tự động hoá công nghiệp. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết một số thông tin dưới đây để biết được sản phẩm mình đang có nhu cầu tìm hiểu,

Màn hình HMI là gì?
 

HMI được viết tắt bởi cụm từ (Human – Machine – Interface), là hệ thống giao tiếp giữa người với thiết bị máy móc thông qua một màn hình theo dõi. Tất cả thông số và các thao tác được trao đổi tương tác hai chiều để giám sát chặt chẽ xuyên suốt quá trình hoạt động.

Màn hình HMI là một thiết bị cầu nối trung gian giao tiếp giữa con người và máy móc qua một màn hình hiển thị. Hiện nay, thiết bị này đã được sử dụng phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong phần kết nối giữa người vận hành và các thiết bị máy móc.

Tầm quan trọng của màn hình HMI
 

Hiểu một cách đơn giản thì HMI là màn hình giao diện có thể giúp kết nối hệ thống đến thiết bị. Nó được dùng như 1 thuật ngữ để chỉ đối với bất cứ loại màn hình nào có thể cho phép người dùng thực hiện hành động tương tác với thiết bị. Hiện nay, trong môi trường công nghiệp thì HMI được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn cả.

Mặc dù vậy, ở một số trường hợp khác nhau, HMI sẽ được gọi với các thuật ngữ khác như:

  • Giao diện Người vận hành Cục bộ (LOI) 
  • Giao diện Người-Máy (MMI)
  • Đầu cuối Người vận hành (OT) HMI
  • Đầu cuối Giao diện Người vận hành (OIT)
  • Giao diện người dùng đồ họa (GUI)...
     

Khi ứng dụng trong môi trường công nghiệp, HMI có thể được lựa chọn để phục vụ các nhu cầu như:

  • Giám sát KPIs
  • Hiển thị thông tin dữ liệu trực quan
  • Giám sát đầu vào, đầu ra của thiết bị
  • Theo dõi thời gian sản xuất cũng như xu hướng và thẻ...
     

Việc sử dụng màn hình HMI có thể được dùng để kiểm tra cũng như kiểm soát nhiệt độ ở bể nước trong môi trường công nghiệp. Từ đó có thể xem liệu máy bơm nào ở trong hệ thống đang chạy. Nó cũng tương tự như cách kiểm tra hệ thống điều hòa trong nhà ở để kiểm soát nhiệt độ một cách hiệu quả nhất.

Cấu tạo màn hình HMI
 

Màn hình HMI được cấu tạo bởi 3 thành phần đó là phần cứng, phần mềm và truyền thông.

Về phần cứng bao gồm: thân vỏ, khung, các thiết bị vi mạch điện tử… Ngoài ra còn có các bộ phận là màn hình, các phím bấm, chip (CPU), bộ nhớ chương trình: ROM,RAM, EPROM/Flash, …

Phần mềm bao gồm: Các hàm và lệnh, phần mềm phát triển, các công cụ xây dựng HMI, các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối, các công cụ mô phỏng.

Về truyền thông bao gồm: Các giao thức truyền thông: Mobus, CANbus, PPI, MPI, Profielbus…; Các cổng truyền thông: RS232, RS485, Ethernet, USB.

Ứng dụng của HMI
 

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực và tất các khu vực trên thế giới. Màn hình HMI là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống tự động hóa các công đoạn cũng như các quy trình sản xuất phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao.Thực tế thì việc sử dụng công nghệ HMI hiện nay rất phổ biến trong môi trường công nghiệp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác với các loại máy móc, thiết bị cũng như tối ưu hóa những quy trình công nghiệp.

Có một số ngành nghề nổi bật cần có sự ứng dụng của HMI như:

  • Sản xuất thực phẩm, đồ uống
  • Sản xuất năng lượng
  • Tái chế
  • Khai thác dầu khí
  • Nước và nước thải
  • Vận chuyển
  • Chế tạo máy móc...
     

Thực tế, để có thể tương tác với HMI thì vai trò của người vận hành cũng rất quan trọng. HMI có thể xem là một tài nguyên quan trọng đối với người vận hành để giúp việc giám sát, xem xét quy trình cũng như chẩn đoán các sự cố để đưa ra những dự đoán dữ liệu trực quan một cách hiệu quả nhất.

Đặc điểm chức năng của HMI
 

HMI được tích hợp các cổng kết nối với các thiết bị ngoại vi và với chương trình được thiết kế trên giao diện màn hình với thông số được lập trình sẵn. Từ đó, hiển thị một cách tổng quát có hệ thống của máy móc. 

Hay nói cách khác, HMI đang trao đổi thông tin qua cổng kết nối mạng. Giúp hiển thị một cách khoa học cho người kĩ thuật dễ hình dung ra được qui trình vận hành của các thiết bị máy móc.

Ngoài ra, về phần cứng của HMI, màn hình có chức năng cảm ứng để người vận hành có thể chạm tay vào để điều khiển các thao tác cần thiết như màn hình điện thoại của Smartphone. Ngoài ra màn hình còn hiển thị được các trạng thái cũng như các tín hiệu hoạt động của máy móc, thiết bị tùy thuộc vào nhu cầu người dùng và do người lập trình.

Ưu điểm khi sử dụng màn hình HMI
 

Việc sử dụng màn hình HMI giúp đơn giản hóa tất cả các thao tác vận hành. Thay vì điều khiển một hệ thống phức tạp bằng nhiều nút nhấn, công tắc, thiết bị ngoại vi để điều khiển và vận hành, thì khi sử dụng HMI, ta chỉ cần điều khiển và thao tác chỉ trên một màn hình hiển thị. Điều này giúp mọi việc được diễn ra đơn giản hơn rất nhiều.

Đặc biệt, mà hình HMI còn hiển thị được tất cả các thông tin, dữ liệu phát sinh, các sự cố trong suốt quá trình hoạt động và vận hành máy móc. Nhờ vậy, người vận hành chúng có thể cập nhật được đầy đủ thông tin hơn.

Ngoài ra, còn giúp kĩ sư vận hành xử lí kịp thời mọi sự cố xảy ra nhanh nhất có thể, tránh các sự cố diễn ra không đáng có.

HMI dùng để làm gì?
 

Giúp hiển thị quá trình: Khi các quá trình ở sàn nhà máy được tự động hóa nhiều hơn, người điều khiển cần có thêm nhiều thông tin về quá trình, và yêu cầu về hiển thị và điều khiển.

Điều khiển vận hành của quá trình: Người vận hành có thể điều khiển quá trình bằng cách có thể đặt trước các giá trị tham khảo cho điều khiển hay khởi động một động cơ.

Hiển thị các cảnh báo: Các quá trình nghiêm trọng tự độgn khởi phát báo động khi giá trị đặt được vượt quá mức cho phép.

Lưu trữ các giá trị và cảnh báo quá trình: HMI có thể ghi lại các cảnh báo và giá trị quá trình. Điều này cho phép bạn có thể lưu giữ được các dãy quá trình và lấy ra các dữ liệu từ trước.

Ghi chép các cảnh báo và các giá trị quá trình: Với tính năng có thể đưa ra các báo cáo giá trị quá trình và các cảnh báo, cho phép bạn in ra các dữ liệu sản xuất khi cần.

Quản lý thông số máy móc và quá trình: HMI có thể lưu giữ các thông số của quá trình và máy móc dưới dạng công thức. Bạn có thể tải về những thông số trên một đường dẫn từ thiết bị HMI tới PLC để thay đổi kiểu sản xuất của sản phẩm.

Màn hình HMI hãng nào tốt?
 

Hiện nay, trên thị trường có các hãng sản xuất màn hình HMI chất lượng có thể kể đến như Schneider, Omron, Mitsubishi, LS… Dĩ nhiên, với mỗi thương hiệu sản xuất, từng sản phẩm có thể có những đặc điểm khác nhau, và lắp đặt chúng phù hợp với những hệ thống khác nhau. Do vậy, người dùng cần tìm hiểu HMI của các thương hiệu trước khi mua chúng, sẽ đảm bảo trong quá trình vận hành và thao tác.

Mỗi hãng sản xuất đều có một số tính năng khác nhau như bộ lập trình bằng tay, giám sát quá trình sản xuất, truy cập các thông số, dữ liệu cài đặt.

Bến Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm màn hình HMI chính hãng, chất lượng, giá rẻ. Để đặt mua các loại sản phẩm trên hãy đến với công ty của chúng tôi. Quý khách sẽ được hỗ trợ tư vấn miễn phí và chọn lựa được loại sản phẩm thích hợp tốt nhất của các hãng đối với nhu cầu của mình nhé. Ngoài ra, khi liên hệ với chúng tôi quý khách sẽ có được mức giá tốt nhất đối với từng loại sản phẩm.

...Xem thêm
Tại sao nên chọn Bến thành

Thiết bị điện công nghiệp giá tốt

Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp

Đội ngũ kinh doanh tận tình

Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Báo giá nhanh, giao hàng nhanh

Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín

Chọn tập tin
Baidu
map