7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến khác nhau được sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong mọi lĩnh vực đời sống, y tế, công nghiệp. Đầu tiên, bạn muốn mua một sản phẩm nào, cũng cần phải tìm hiểu sơ lược về đặc điểm, phân loại, các loại, tác dụng và ứng dụng của chúng. Bài viết dưới đây là tổng quan về thiết bị cảm biến nói chung và trọng yếu về thiết bị cảm biến công nghiệp nói riêng được chúng tôi kinh doanh đáp ứng như cầu cho các nhà máy.
Có thể hiểu cảm biến chính là một thiết bị/mô- đun có khả năng nhận biết bất kỳ thay đổi nào về áp suất, lượng dòng điện, lực hay bất cứ đại lượng nào. Khi đó, nó sẽ gửi thông tin đến bộ xử lý hay bộ vi điều khiển.
Cảm biến có khả năng tạo ra tín hiệu quang, tín hiệu điện hay một loại tín hiệu nào đó tương ứng với sự thay đổi về mặt tín hiệu trong đầu ra. Hiểu một cách đơn giản thì đây là loại tín hiệu có thể đọc được. Hiện nay, thiết bị được đánh giá là rất quan trọng trong hệ thống đo lường. Nó là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố có sự tiếp xúc trực tiếp đến các biến. Từ đó, thiết bị sẽ giúp tạo ra đầu ra một cách hợp lý.
Thiết bị cảm biến là loại thiết bị điện tử có thể cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý,hóa học ở những môi trường cần khảo sát hay vận hành, từ đó biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó.
Hay nói cách khác, cảm biến được dùng làm thiết bị điện đo đạc các tín hiệu như nhiệt độ, áp suất, ánh sáng, tốc độ, những hiện tượng thay đổi bên ngoài chuyển thành tín hiệu điện theo tiêu chuẩn có sẵn để cung cấp cho các bộ điều khiển phân tích.
Trong thực tế, cảm biến được dùng cho việc đo lường các dữ liệu khác nhau khi chúng diễn ra trong 1 hệ thống với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Đối với dữ liệu đo được từ thiết bị có thể được dùng với mục đích như:
Có thể tham khảo một ví dụ về vai trò của cảm biến như sau: Thiết bị sẽ cảm nhận nhiệt độ được cài đặt trong lò . Sau đó, nó sẽ gửi thông tin đến bộ phận điều khiển. Nếu nhiệt độ đạt quá mức giới hạn thì bộ điều khiển tích hợp tính năng thông minh sẽ tiến hành tắt nguồn điện trong lò.
Có 2 loại cảm biến được ứng dụng phổ biến hiện nay. Đó chính là:
Đối với cảm biến hoạt động
Loại cảm biến này sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của nguồn cung kích thích ở bên ngoài để tạo ra tín hiệu đầu ra. Tùy theo tác động của nguồn bên ngoài mà cảm biến sẽ có sự thay đổi về đặc tính vật lý riêng. Nhiều nơi gọi đây là loại cảm biến tự tạo.
Đối với cảm biến thụ động
Loại cảm biến này có thể tự tạo ra tín hiệu đầu ra. Nó không cần đến sự kích thích của nguồn bên ngoài hay bất cứ điện áp nào.
Cảm biến tương tự và kỹ thuật số
Đây là các loại cảm biến khác nhau. Không chỉ ở đặc điểm kỹ thuật mà còn ở sự khác biệt về ứng dụng. Điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.
Thị trường có nhiều loại cảm biến khác nhau. Chúng được dùng với các mục đích sử dụng như: đo nhịp tim, đo tốc độ, đo nhiệt độ, đo truyền nhiệt... Có thể kể đến một vài “ứng viên” nổi bật như:
Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận còn được gọi là công tắc tiệm cận, là loại cảm biến phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Trong hầu hết các trường hợp, khoảng cách này chỉ là vài mm.
Cảm biến tiệm cận là loại cảm biến thường được đặt ở mặt trước của các smartphone có tác dụng để phát hiện khi có vật đến gần cảm biến. Cảm biến tiệm cận thường phát ra một loại trường điện tử, một chùm bức xạ hoặc một loại ánh sáng, sau đó nó sẽ giám sát sự thay đổi của trường hoặc những tín hiệu trả về để quyết định xem bạn có đang để smartphone lại gần hay không.
Khoảng cách mà cảm biến tiệm cận có thể phát hiện ra vật tới gần vào khoảng 2-5cm, tuy nhiên cũng có một số loại cảm biến chuyên dụng trong công nghiệp có thể phát hiện ở khoảng cách xa hơn.
Cảm biến quang
Là thiết bị do các linh kiện quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng chiếu vào bề mặt của cảm biến quang, chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot (Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào. Từ đó cảm biến sẽ đưa ra đầu ra để tác động theo yêu cầu công nghệ.
Cảm biến quang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các nhà máy công nghiệp để phát hiện từ xa vật thể, đo lường khoảng cách hoặc tốc độ di chuyển của đối tượng,... Đặc biệt tại một số vị trị trong dây truyền, cảm biến quang là một lựa chọn không thể thay thế, đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp tự động hóa.
Cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị dùng để cảm nhận lượng nhiệt tại khu vực cần đo. Mục đích sử dụng cảm biến nhiệt độ là để báo cho người dùng biết lượng nhiệt hiện tại trong khu vực cần đo là bao nhiêu.
Cảm biến nhiệt độ được thiết kế rất nhiều loại với nhiều dãy đo, độ bền và độ chính xác khác nhau tùy theo từng khu vực đo mà người dùng nên chọn thiết bị dò nhiệt hợp lý.
Cảm biến nhiệt độ thường được cấu tạo từ vật liệu Platium có nhiệt độ là 100 Ôm khi nhiệt độ là 0 độ C. Và khi nhiệt độ biến đổi thì điện trở cũng sẽ tỉ lệ biến đổi theo.
Cảm biến siêu âm
Cảm biến siêu âm là loại cảm biến dùng để đo khoảng cách, là sản phẩm dùng để đo vật thể rắn lỏng thông qua tín hiệu sóng siêu âm truyền đi, cam bien sieu am là thiết bị đo lường được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy khu vực chứa chất lỏng, chất rắn.
Cảm biến siêu âm được sử dụng rất nhiều trong các khu vực nhà máy công nghiệp, dây chuyền sản xuất, các thiết bị tại bệnh viện….
Cụ thể trong bệnh viện các y bác sĩ dùng các loại cảm biến siêu âm bằng rada để siêu âm trong bụng bà bầu xem thai nhi là gái hay trai, kiểm tra xem trong cơ thể có các khối u hay các khối ung thư… hay không.
Cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử dùng để đo áp suất hoặc ứng dụng có liên quan đến áp suất, giúp chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện. Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất là có nguồn tác động lên cảm biến, đưa về vi xử lý rồi đưa ra tín hiệu.
Ứng dụng của cảm biến áp suất đó là sử dụng đo áp suất khí, áp suất hơi, áp suất chất lỏng là ngồn áp suất cần kiểm tra.
Cảm biến từ
Cảm biến từ là một thiết bị điện có khả năng nhận biết đối tượng là vật thể kim loại nhưng không cần tiếp xúc vào nó.
Cảm biến từ có đường kính càng lớn thì sẽ phát ra trường điện từ càng lớn. Khi vật thể kim loại tiến lại đủ gần bề mặt của cảm biến từ, bắt đầu thâm nhập vào vùng có trường điện từ. Khi hiện tượng này xảy ra, các dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt của vật thể kim loại.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cảm biếnđược dùng nhiều trong một số ngành như: sản xuất, Y tế, Hàng hải, Ô tô, Viễn Thông...Mỗi lĩnh vực, thiết bị này đều mang đến hiệu quả sử dụng rất vượt trội và góp phần không nhỏ trong việc cải thiện hoạt động của dịch vụ.
Thiết bị cảm biến thường được ứng dụng vào trong các lĩnh vực sản xuất, hệ thống tự động hóa, các thiết bị đo lường phản ứng nhiệt, ánh sáng, áp suất… Có thể dùng để điều khiển mực chất lỏng, phát hiện dây bị đứt, phát hiện người, xe và sự di chuyển của vật trên băng tải.
Để lựa chọn các loại cảm biến đầu tiên bạn phải xác định đặc tính của máy, ứng dụng trong sản xuất những mặt hàng nào, môi trường làm việc và yêu cầu độ tin cậy làm việc để lựa chọn sao cho phù hợp.
Hiện nay, có nhiều hãng sản xuất thiết bị cảm biến như Schneider, Omron, Autonics… nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong ngành công nghiệp. Mỗi sản phẩm đến từ các thương hiệu khác nhau, mang cho mình những đặc điểm riêng, những tính năng riêng để tạo nên sự khác biệt.
Bến Thànhlà đơn vị chuyên phân phối thiết bị cảm biến của các thương hiệu lớn như Schneider, Omron, Autonics … với uy tín, chất lượng và giá cả tốt nhất tại TP.HCM.
Để đặt mua các loại cảm biến hãy đến với công ty của chúng tôi. Quý khách sẽ được hỗ trợ tư vấn kĩ thuật 24/7 và chọn lựa được loại sản phẩm thích hợp nhất đối với nhu cầu của mình nhé. Ngoài ra, khi liên hệ với chúng tôi quý khách sẽ có được chính sách ưu đãi và mức giá tốt nhất đối với từng loại sản phẩm.
Thiết bị điện công nghiệp giá tốt
Giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp
Đội ngũ kinh doanh tận tình
Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm
Báo giá nhanh, giao hàng nhanh
Bảo hành, bảo trì nhanh, uy tín